MENU

[DẦU THÔ] Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Dầu Thô (Phần cuối): Ảnh Hưởng Của Địa Chính Trị

22/08/2022 /  SFVN

Các cuộc khủng hoảng tại các quốc gia sản xuất dầu thô hay lo ngại về khủng hoảng cũng có thể khiến cho giá dầu thô tăng lên rất đột ngột. Nguyên nhân là do các nhà giao dịch lo ngại rằng nguồn các cuộc khủng hoảng có thể khiến cho nguồn cung dầu thô bị hạn chế, làm gia tăng nhu cầu cũng như giá dầu.

Iran

Tháng 01 năm 2012, các thanh sát viên đã tìm thấy thêm các bằng chứng về việc Iran đã tiến gần hơn đến việc xây dựng các cơ sở vũ khí hạt nhân. Mỹ và EU bắt đầu tiến hành trừng phạt tài chính, Iran đáp trả bằng việc đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz – một trong những tuyến vận chuyển dầu thô chính. Mỹ sau đó hứa hẹn rằng sẽ mở lại eo biển bằng lực lượng quân sự nếu cần thiết.

Giá dầu WTI tại Cushing ở Mỹ đạt trung bình ở mức 97 USD/thùng vào tháng 11/2011 đã tăng lên mức 100 USD/thùng vào tháng 01/2012. Đến tháng 2 năm 2012, giá dầu thô đã phá vỡ mức 108 USD/thùng và giữ ổn định trên 100 USD/thùng kéo dài đến tháng 4. Giá khí đốt cũng chạm mức 3.5 USD/gallons trong tháng đó.

Mùa xuân Ả Rập

Bất ổn toàn cầu cũng khiến cho giá dầu thô tăng cao hơn. Tháng 03/2011, các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng về tình trạng bất ổn tại một số quốc gia như Libya, Ai Cập và Tunisia (còn được gọi là Mùa xuân Ả Rập). Kết quả là giá dầu thô đã tăng vượt mức 100 USD/thùng vào đầu tháng 3 và đạt đỉnh quanh mốc 113 USD/thùng vào cuối tháng 4.

Giá dầu cũng tăng lên trong giai đoạn giữa năm 2006 do lo ngại rằng chiến tranh Israel-Lebanon có thể châm ngòi cho cuộc chiến với Iran. Giá dầu thô lúc này đã tăng từ mức 71 USD/thùng trong tháng 5 lên mức cao kỷ lục (mọi thời đại) là gần 77 USD/thùng vào giữa tháng 7.

Chiến sự Nga và Ukraine

Trong tháng 2/2022 bất chấp các nỗ lực từ các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu trong việc thuyết phục ông Putin, Nga vẫn tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào quốc gia kế cận là Ukraine. Khi Nga vẫn còn tiếp tục tấn công Ukraine thì giá dầu thô cũng tiếp tục tăng. Giá dầu thô đã vượt qua mức 100 USD/thùng trong lần đầu tiên kể từ năm 2014.

Việc mức giá dầu thô tăng vọt như vậy là do các nhà giao dịch lo ngại về vấn đề nguồn cung. Theo IEA, Nga là một trong những nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Tháng 03/2022, Mỹ thông báo rằng họ sẽ quyết định cấp nhập khẩu dầu thô Nga. Không lâu sau đó, giá dầu thô đã chạm mốc 130 USD/thùng. Để chống lại vấn đề này thì Mỹ cùng với các thành viên khác của IEA đã thông báo rằng họ sẽ cùng nhau giải phóng kho dự trữ dầu thô chiến lược ở mức 60 triệu thùng dầu. Tuy nhiên, bối cảnh không chắc chắn rằng liệu rằng cuộc xung đột sẽ kéo dài bao lâu cũng như bối cảnh địa chính trị có thể rung lắc trong tương lai đã khiến cho giá dầu thô vẫn giữ ở mức trên 100 USD/thùng trong khi xung đột kéo dài đến đầu tháng 4.

Theo The Balance

Bài viết liên quan