MENU

Trendline

21/08/2022 /  SFVN

Đường xu hướng (Trendline) là gì?

Đường xu hướng (trendline) là đường nối giữa các đỉnh hoặc các đáy để diễn tả hướng đi hiện tại của giá. Đường xu hướng cũng đại diện cho các mức hỗ trợ và kháng cự quan sát được tại một khung thời gian bất kì. Nó thể hiện hướng di chuyển hiện tại và tốc độ của giá, và cũng được dùng để nhận biết các mẫu hình giá trong giai đoạn giá giảm.

Đường xu hướng cho bạn biết điều gì?

Đường xu hướng là một trong những công cụ quan trọng nhất được sử dụng bởi các nhà phân tích kỹ thuật. Thay vì xem xét hiệu quả kinh doanh trong quá khứ hoặc các yếu tố cơ bản khác, các nhà phân tích kỹ thuật tìm kiếm các xu hướng trong hành động giá (Price Action). Đường xu hướng giúp các nhà phân tích kỹ thuật xác định xu hướng hiện tại của giá thị trường. Các nhà phân tích kỹ thuật cũng tin rằng phân tích xu hướng là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện một giao dịch tốt.

Để vẽ một đường xu hướng, cần có ít nhất là hai điểm trên đồ thị giá. Khung thời gian phân tích mà mỗi nhà phân tích sử dụng sẽ khác nhau: 1 phút, 5 phút, ngày, tuần hoặc cũng có thể là năm. Chính vì việc có thể giúp xác định xu hướng bất kể thời gian nào, đường xu hướng được sử dụng rất phổ biến.

Giả sử nếu cổ phiếu một công ty A đang giao dịch ở mức 35 USD và tăng lên 40 USD trong hai ngày và 45 USD trong ba ngày, nhà phân tích có ba điểm để vẽ trên biểu đồ, bắt đầu từ 35 USD kế đến là 40 USD và 45 USD. Nếu nhà phân tích vẽ một đường giữa cả ba điểm giá này, chúng có xu hướng tăng. Đường xu hướng được vẽ có độ dốc tích cực và do đó đang yêu cầu nhà phân tích mua theo hướng của xu hướng. Tuy nhiên, nếu giá của công ty A đi từ 35 USD đến 25 USD, đường xu hướng có độ dốc tiêu cực và nhà phân tích nên bán theo hướng của xu hướng.

Ví dụ việc sử dụng đường xu hướng

Đường xu hướng tương đối dễ sử dụng. Một nhà giao dịch chỉ cần lập biểu đồ dữ liệu giá bình thường, sử dụng giá mở, đóng, cao và thấp. Dưới đây là dữ liệu cho Russell 2000 trong biểu đồ nến với đường xu hướng được vẽ từ ba mức thấp nhất trong ba phiên trong khoảng thời gian hai tháng.

(Nguồn: Investopedia)

Đường xu hướng cho thấy Russell 2000 có xu hướng tăng và có thể được coi là một mốc hỗ trợ để mở một vị thế. Trong trường hợp này, nhà giao dịch có thể chọn vào một vị thế mua gần đường xu hướng và sau đó mở rộng nó vào tương lai. Nếu hành động giá vượt dưới đường xu hướng, nhà giao dịch có thể sử dụng nó như một tín hiệu để đóng vị thế. Điều này cho phép nhà giao dịch thoát ra khi xu hướng mà họ đang theo dõi bắt đầu suy yếu.

Tất nhiên, đường xu hướng là một sản phẩm của khoảng thời gian. Vì vậy trong ví dụ trên, nhà giao dịch không cần phải vẽ lại đường xu hướng thường xuyên. Nhưng với khung thời gian nhỏ hơn, nhà giao dịch sẽ phải điều chỉnh thường xuyên, chẳng hạn như khung thời gian phút.

Sự khác biệt giữa đường xu hướng và kênh giá (channel)

Một biểu đồ có thể có nhiều đường xu hướng. Khi đã xác định được 1 đường xu hướng và nếu bạn vẽ tiếp một đường song song với đường xu hướng vừa vẽ ở vị trí đối diện sao cho chạm được nhiều đỉnh hoặc đáy nhất được. Đường vừa vẽ cùng với đường xu hướng tạo thành một kênh giá. Tương tự như việc sử dụng đường xu hướng. Các nhà giao dịch đang tìm kiếm mức tăng giá đột biến vượt khỏi kênh giá. Điểm giá đó có thể được sử dụng làm điểm thoát hoặc vào lệnh tùy vào cách thiết lập giao dịch của nhà giao dịch đó.

Hạn chế của Đường xu hướng

(1) Cần điều chỉnh lại khi có nhiều dữ liệu giá hơn. (2) Dù đôi khi đường xu hướng sẽ tồn tại trong một thời gian dài nhưng vẫn cần phải cập nhật vì hành động giá sẽ đi chệch đường ban đầu. Hơn nữa, các nhà giao dịch thường chọn các điểm dữ liệu khác nhau để kết nối chúng tại với nhau. Ví dụ: một số nhà giao dịch sẽ sử dụng mức thấp nhất, trong khi những người khác có thể chỉ sử dụng giá đóng cửa thấp nhất trong một khoảng thời gian. (3) Những đường xu hướng được áp dụng trên các khung thời gian nhỏ hơn có thể nhạy cảm với khối lượng. Đường xu hướng được hình thành trên khối lượng thấp có thể dễ dàng bị phá vỡ khi khối lượng tăng lên trong suốt phiên.

Theo Investopedia

Bài viết liên quan